Phân Biệt Nội Thất Gỗ MDF Và Veneer: Cấu Tạo, Ưu – Nhược Điểm & Ứng Dụng

Phân biệt nội thất gỗ MDF và Veneer

Nội thất gỗ công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến trong thiết kế nội thất nhờ sở hữu tính thẩm mỹ cao, giá thành hợp lý cùng độ bền vượt trội. Trong đó, gỗ MDF & gỗ Veneer là 2 loại vật liệu được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt cơ bản giữa 2 loại gỗ này, dẫn đến lựa chọn không chính xác. Trong nội dung bài viết hôm nay, vuanoithat.asia sẽ phân biệt nội thất gỗ MDF và Veneer một cách chi tiết, từ cấu tạo, ưu – nhược điểm cho đến các ứng dụng thực tế. Theo dõi ngay!

Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là 1 loại gỗ công nghiệp được tạo thành từ gỗ sợi nhỏ, keo & chất kết dính chuyên dụng. Quy trình sản xuất gỗ MDF bao gồm các bước như sau:

– Nghiền nhỏ gỗ tự nhiên thành các sợi mịn 

– Trộn với keo, chất kết dính & các chất phụ gia để tăng độ bền 

– Ép nóng dưới áp suất cao để tạo thành các tấm gỗ chắc chắn với nhiều kích thước khác nhau 

Gỗ MDF được tạo thành từ gỗ sợi nhỏ, keo & chất kết dính chuyên dụng
Gỗ MDF được tạo thành từ gỗ sợi nhỏ, keo & chất kết dính chuyên dụng

Trên thị trường hiện nay, gỗ MDF được chia thành 2 loại chính:

– MDF thường: được dùng cho các sản phẩm nội thất trong nhà, nơi khô ráo, thoáng mát

– MDF chống ẩm: có khả năng chịu nước tốt, thích hợp với môi trường có độ ẩm cao như nhà bếp, nhà vệ sinh 

Gỗ Veneer là gì?

Có thể bạn chưa biết, gỗ Veneer thực chất không phải là 1 loại gỗ công nghiệp, mà chỉ là lớp gỗ tự nhiên mỏng (0.3 – 0.6mm) được lạng từ cây gỗ tự nhiên. Lớp Veneer này sẽ được dán lên các cốt gỗ công nghiệp như HDF, MDF hoặc ván dăm để tạo thành sản phẩm nội thất. Quy trình sản xuất gỗ Veneer như sau:

– Lạng gỗ tự nhiên thành các tấm Veneer mỏng 

– Dán lớp Veneer lên cốt gỗ công nghiệp bằng keo dán chuyên dụng 

– Ép nhiệt để lớp Veneer bám chắc vào bề mặt cốt gỗ 

Gỗ Veneer chỉ là lớp gỗ tự nhiên mỏng (0.3 - 0.6mm) được lạng từ cây gỗ tự nhiên
Gỗ Veneer chỉ là lớp gỗ tự nhiên mỏng (0.3 – 0.6mm) được lạng từ cây gỗ tự nhiên

Ưu – Nhược điểm của nội thất gỗ MDF và Veneer trên thị trường hiện nay 

Nội thất gỗ MDF 

– Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau 
  • Bề mặt phẳng, mịn, dễ dàng sơn hoặc phủ các lớp hoàn thiện như acrylic, melamine, laminate,…
  • Không bị cong vênh hay co ngót như gỗ tự nhiên 
  • Dễ gia công, sản xuất nhanh chóng 

– Nhược điểm:

  • Không có vân gỗ tự nhiên, do vậy tính thẩm mỹ không cao bằng gỗ Veneer hoặc gỗ tự nhiên 
  • Độ bền không cao, đặc biệt khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài 
  • Không thể chạm khắc hoa văn cầu kỳ như gỗ tự nhiên 
Gỗ MDF không bị cong vênh hay co ngót như gỗ tự nhiên
Gỗ MDF không bị cong vênh hay co ngót như gỗ tự nhiên

Nội thất gỗ Veneer

– Ưu điểm: 

  • Giữ được vẻ đẹp tự nhiên của gỗ thật
  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên, nhưng vẫn đảm bảo giá trị thẩm mỹ 
  • Ít bị cong vênh, co ngót nhờ có cốt gỗ công nghiệp
  • Dễ dàng tạo ra các kiểu dáng nội thất phức tạp, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau

– Nhược điểm:

  • Độ bền kém hơn so với gỗ tự nhiên, dễ bị trầy xước nếu không được bảo vệ kỹ 
  • Khả năng chống nước kém, dễ bong tróc khi tiếp xúc với môi trường ẩm 
  • Cần bảo dưỡng thường xuyên để duy trì vẻ đẹp của lớp Veneer
Gỗ Veneer có khả năng chống nước kém, dễ bong tróc khi tiếp xúc với môi trường ẩm
Gỗ Veneer có khả năng chống nước kém, dễ bong tróc khi tiếp xúc với môi trường ẩm

Phân biệt nội thất gỗ MDF và Veneer chi tiết nhất 

Tiêu chí phân biệt  Gỗ MDF Gỗ Veneer
Cấu tạo  Tạo thành từ gỗ sợi nhỏ, keo & chất kết dính chuyên dụng Lớp gỗ tự nhiên mỏng dán lên cốt gỗ công nghiệp 
Tính thẩm mỹ Bề mặt trơn, không có các vân gỗ tự nhiên  Vân gỗ thật, đẹp mắt & sang trọng 
Giá thành Rẻ hơn nội thất gỗ Veneer Cao hơn nội thất gỗ MDF nhưng vẫn rẻ hơn gỗ tự nhiên
Độ bền Khả năng chịu nước kém, dễ gặp hư hỏng khi tiếp xúc với nước Khả năng chống nước kém, cần bảo quản cẩn thận
Ứng dụng Nội thất hiện đại, đơn giản Nội thất cao cấp, sang trọng
Khả năng gia công Dễ sản xuất hàng loạt  Yêu cầu tay nghề cao khi gia công

Vậy nên chọn nội thất gỗ MDF hay Veneer?

Để có quyết định lựa chọn chính xác giữa nội thất gỗ MDF & Veneer, bạn cần cân nhắc & xem xét lỹ lưỡng dựa trên nhu cầu & ngân sách tài chính của gia đình:

– Nếu bạn muốn sở hữu các món đồ nội thất giá rẻ, dễ thi công & không quá quan trọng vân gỗ, MDF là lựa chọn phù hợp 

– Nếu bạn muốn sở hữu những món đồ nội thất sở hữu vẻ đẹp của gỗ tự nhiên không đủ ngân sách để mua gỗ tự nhiên, gỗ Veneer là giải pháp lý tưởng 

Nội thất gỗ MDF & Veneer đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Hy vọng những chia sẻ của vuanoithat.asia trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 loại vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay & có lựa chọn chính xác. 

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nhận Biết Da Thật Và Da Giả Khi Mua Sắm Cực Đơn Giản

Nếu cần thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn lựa chọn, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh. Đừng quên theo dõi & cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại Vua Nội Thất nhé!

Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại Vua Nội Thất

Vua nội thất việt nam

Vuanoithat - Cung cấp nội thất cao cấp đẹp hiện đại cho phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ cho gia đình, khách sạn...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

[Góc Chia Sẻ]: Kinh Nghiệm Chọn Mua Nội Thất Giá Rẻ Ở TPHCM

Hiện nay, nhu cầu mua sắm nội thất giá rẻ ở TPHCM ngày càng tăng [...]

Có Nên Mua Nội Thất Trả Góp Hay Không? Ưu – Nhược Điểm Cần Biết

Trong bối cảnh chi tiêu ngày càng linh hoạt & nhiều dịch vụ tài chính [...]

Có Nên Mua Tủ Quần Áo Giá Rẻ Dưới 1 Triệu? Những Điều Bạn Cần Biết

Có thể nói, trong thời buổi giá cả leo thang như hiện nay, việc sở [...]

Bàn Làm Việc Giám Đốc Gỗ Tự Nhiên – Khẳng Định Đẳng Cấp Lãnh Đạo

Tại sao nói: “Bàn làm việc giám đốc gỗ tự nhiên – Khẳng định đẳng [...]

Sàn Gỗ Căm Xe Có Tốt Không? Giới Thiệu Đơn Vị Thi Công Uy Tín – Chất Lượng

Sàn gỗ là một trong những lựa chọn phổ biến khi thi công nội thất, [...]

Gỗ Keo Tự Nhiên Là Gì? Ứng Dụng Của Gỗ Keo Trong Thi Công Nội Thất

Trong ngành xây dựng & thiết kế nội thất hiện đại, việc lựa chọn vật [...]