Ván MFC là gì? So sánh giữa MDF và MFC trong sản xuất

Ván MFC là gì?

Nhờ những ưu điểm vượt trội như tính năng, độ bền cao, đa dạng và giá thành phù hợp. Gỗ công nghiệp đã trở thành loại vật liệu được sử dụng rộng rãi thay thế gỗ tự nhiên. Trong đó, ván MFC là một trong những lựa chọn hàng đầu. Vì giá cả hợp lý mà còn bởi sự linh hoạt và đa dạng trong ứng dụng. Vậy, hãy cùng Vua Nội Thất tìm hiểu về ván MFC là gì trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu ván MFC là gì? 

Ván MFC còn được gọi là gỗ công nghiệp MFC (tên tiếng Anh là Melamine Faced Chipboard). Đây là một loại vật liệu gỗ công nghiệp được phủ lớp melamine trên bề mặt của tấm gỗ dăm ép sau đó dùng áp lực và nhiệt độ cao để hoàn thiện. Giấy melamine là một loại giấy bền với nhiệt độ và áp lực cao, được sản xuất từ nhựa melamine, một loại nhựa tổng hợp. Khi được phủ lên tấm gỗ dăm ép, giấy melamine giúp tạo ra bề mặt trơn, bóng và chống trầy xước. Nhằm giúp tăng độ bền và độ dẻo của vật liệu gỗ MFC.

Ván MFC là gì?

Gỗ MFC không chỉ nổi bật với khả năng chống trầy xước mà còn có khả năng chịu ẩm tốt, giúp tăng tuổi thọ và duy trì vẻ đẹp của sản phẩm nội thất. Điều này làm cho gỗ MFC trở thành một lựa chọn lý tưởng. Phù hợp cho các ứng dụng trong môi trường ẩm ướt như nhà bếp, phòng tắm và các khu vực có độ ẩm cao. Bên cạnh đó, với sự đa dạng về màu sắc và vân gỗ, là lựa chọn phong phú cho thiết kế nội thất, từ phong cách hiện đại, tối giản đến cổ điển và sang trọng. Vì thế gỗ MFC đã và đang là một trong những vật liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp nội thất hiện nay.

Cùng so sánh giữa ván MDF và ván MFC 

Về cấu tạo

Cấu tạo ván MFC được tạo thành từ cốt ván dăm và lớp melamine. Thành phần sản xuất ván dăm là dùng hệ thống máy móc hiện đại băm nhỏ gỗ theo những tiêu chuẩn riêng. Tiến hành sấy khô, trộn lẫn với các chất kết dính, sau đó ván dăm được ép chặt dưới áp suất và nhiệt độ cao.

Cấu tạo ván MFC

Cấu tạo ván MDF được tạo thành từ sợi gỗ/bột gỗ, chất kết dính và nhiều thành phần khác như: paraffin wax, chất chống mốc, côn trùng,… Thành phần sợi gỗ/bột gỗ được tạo thành bởi các nhánh cây, dăm gỗ, vụn gỗ sau khi nghiền nát. Dùng keo, phải trải qua nhiều lần ép được kết dính với nhau để tạo nên tấm gỗ hoàn thiện.

Cấu tạo ván MDF

Về giá cả

Giá thành của ván gỗ MFC và MDF còn phụ thuộc vào chất liệu phủ bề mặt. Nếu sử dụng bề mặt Melamine, giá cả của gỗ công nghiệp sẽ rẻ hơn so với sử dụng bề mặt Catania Laminates, Acrylic cao cấp. Mức giá của ván gỗ MFC và MDF thường dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng tuỳ thuộc vào thiết kế và nhu cầu.

Cách nhận biết giữa ván MFC và MDF

Ván MFC dễ dàng nhận thấy dăm gỗ nhỏ, có vẻ thô ráp được kết dính lại với nhau, độ tự nhiên kém. Độ dày tiêu chuẩn gồm: 18mm, 25mm với kích thước 1200x2400mm. Trong quá trình gia công dễ xảy ra các tình trạng bị mẻ cạnh và chỉ được phủ lớp melamine.

Ván MDF có bề mặt mịn màng và tự nhiên không kém gỗ thật, không bị mẻ cạnh trong quá trình gia công. Độ dày tiêu chuẩn gồm: 9mm, 12mm, 15mm và loại ván này có nhiều loại phủ bề mặt như melamine, laminate, veneer,…

Ưu điểm- nhược điểm của ván MFC và MDF

ván MFC  ván MDF
Ưu điểm -Ván gỗ dăm có độ bền và độ cứng cáp cao.

-Lớp phủ melamine có khả năng chống trầy xước-chống cháy-chống thấm tốt.

-Bề mặt ván trơn mịn dễ lau chùi vệ sinh. 

-Ván MFC không bị cong vênh, bong tróc, nứt nẻ. 

-Cách âm và cách nhiệt tốt.

-Giá thành rẻ hơn MDF

-Ván MDF tạo thành sợi gỗ/bột gỗ bền bỉ.

-Bề mặt phẳng, nhẵn, sơn hoặc ép Melamine, Laminate cao cấp. 

-Độ bám sơn tốt, có bảng màu phong phú và hiện đại. 

-Ván MDC không bị cong vênh, nứt nẻ hay mục rỗng. 

-Cách âm và cách nhiệt tốt.

– Giá thành tầm trung.

Nhược điểm  Vì cấu tạo từ dăm gỗ kích thước lớn, nên trong quá trình gia công rất dễ bị mẻ cạnh.

Dăm gỗ được kết dính bằng các loại keo và phụ gia có chứa chất Formaldehyde. Việc thải ra không khí bên ngoài sẽ gây hại cho sức khỏe khi ở nồng độ cao.

Ván MDF chịu lực thẳng đứng không được tốt.

Sợi gỗ/bột gỗ được kết dính bằng các loại keo và phụ gia có chứa chất Formaldehyde. Việc thải ra không khí bên ngoài sẽ gây hại cho sức khỏe khi ở nồng độ cao.

Tham khảo: HDF là gì? Phân biệt HDF và MDF loại nào tốt hơn?

Nên dùng ván MFC trong những trường hợp nào?

Gỗ MFC nên được sử dụng cho các thiết kế nội thất thông thường như bàn làm việc, kệ tủ, tủ đầu giường, bàn học, bàn hội nghị, tủ tài liệu, và tủ quần áo,… Phù hợp với những yêu cầu như chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao với nhiều màu sắc đa dạng như gỗ giả, đá giả, và màu đơn sắc. Cùng với các bề mặt phủ phong phú. Nhờ vào mức giá phải chăng và phù hợp với nhiều người, gỗ MFC là lựa chọn lý tưởng cho những ai tìm kiếm vật liệu nội thất chất lượng với chi phí hợp lý.

Ván MFC được dùng sản xuất trong bàn làm việc

Nhiều người ưa chuộng bàn làm việc được sản xuất từ ván MFC bởi giá thành phải chăng, độ bền tốt và tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, đặc điểm của loại ván MFC rất chắc chắn, dễ uốn nắn, cắt xẻ. Điều này rất thuận tiện trong việc tạo hình khung bàn, mang đến nhiều thiết kế bàn làm việc độc đáo, sáng tạo.

Ván MFC ứng dụng trong nội thất phòng bếp

Nội thất phòng bếp như bàn ăn, tủ bếp,… làm từ MFC chống ẩm cũng được rất nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng. Ván MFC lõi xanh được cải tiến chống ẩm, tăng khả năng chịu nước, thích hợp để ứng dụng vào những đồ nội thất thường xuyên tiếp xúc với nước. Bên cạnh đó ván MFC không bị mối mọt hay biến dạng do tác động của môi trường. Nhờ vào lớp phủ Melamine, nên các tủ bếp MFC còn có khả năng chống cháy, chịu nhiệt và chịu va đập tốt.

Qua bài viết này, Vua Nội Thất hy vọng đã mang đến cho quý khách hàng những thông tin chi tiết về khái niệm ván MFC là gì? Cũng như mang đến các thông tin so sánh và nhận biết loại ván MFC và MDF để có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu. Liên hệ ngay với Vua Nội Thất để được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng sớm nhất!

Vua nội thất việt nam

Vuanoithat - Vua nội thất cung cấp đa dạng mẫu mã đồ nội thất hiện đại cho phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ cho gia đình, khách sạn giá rẻ...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm chọn tủ văn phòng giá rẻ nhưng tuổi thọ cao cho văn phòng

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc tủ văn phòng vừa đẹp mắt, vừa tiện [...]

Tại sao nên trang bị bàn văn phòng chữ L cho quản lý?

Bàn văn phòng chữ L cho quản lý là không chỉ đơn thuần là một [...]

Cách chọn tủ tài liệu dành cho giám đốc đúng nhu cầu

Các mẫu tủ tài liệu được đặt trong phòng của các cấp lãnh đạo và [...]

Bí quyết sắp xếp bàn làm việc gọn gàng, khoa học

Bàn làm việc được sắp xếp khoa học không chỉ giúp tăng cường sự tập [...]

Phong thủy bàn làm việc cho giám đốc theo mệnh Hỏa, Mộc, Kim, Thủy, Thổ

Bố trí bàn làm việc hợp phong thủy không chỉ đơn giản là việc sắp [...]

Kích thước tủ hồ sơ văn phòng theo diện tích, đối tượng sử dụng

Tủ hồ sơ có công dụng quản lý, bảo quản và cất trữ hồ sơ, [...]