Ngày nay, trong thi công thiết kế & trang trí nội thất, trần thạch cao được sử dụng phổ biến & rộng rãi, có mặt ở hầu hết các dự án, công trình lớn nhỏ khác nhau. Vậy bạn có biết trần thạch cao là gì? Trần thạch cao có những ưu – nhược điểm gì? Hãy cùng vuanoithat.asia tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết ngay bên dưới nhé!
Trần thạch cao là gì?
Thạch cao (CTHH: CaSO4.2H2O) được biết đến là khoáng thạch cao, có tên khoa học là Calcium Dihydrate. Trong đó, 79.1% là Calcium Sunfat & 20.9% là nước. Khi mang đi nung ở nhiệt độ 150 độ C ta sẽ thu được thạch cao khan, chứa 79%.
Trần thạch cao còn được gọi là trần giả, là lớp trần thứ 2 nằm dưới trần nhà nguyên thủy. Loại trần này được làm từ tấm thạch cao nguyên chất, những tấm thạch cao này sẽ được gắn cố định vào trần nhà bằng 1 hệ khung chắc chắn liên kết vào kết cấu chính của tầng trên.
Hiện nay ở Việt Nam, trần thạch cao được sử dụng phổ biến để thay thế cho trần đổ xi măng, trần đúc,… & các loại vật liệu xây dựng truyền thống khác, nhằm tăng vẻ đẹp cho không gian sống.
Kết cấu của trần thạch cao trên thị trường hiện nay
Trần thạch cao được cấu tạo từ các lớp vật liệu khác nhau, cụ thể bao gồm:
- Khung xương thạch cao: đóng vai trò là khung trụ chính, điểm bám để treo các mảnh thạch cao lên kết cấu mái của căn nhà hoặc sàn bê tông cốt thép, giúp gia cố, tăng tính chịu lực & kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ công trình
- Lớp bột bả matit: nhằm tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho toàn bộ bề mặt trần, đồng thời tạo vẻ đẹp cho trần nhà
- Tấm trần thạch cao: tạo mặt phẳng cho trần, được liên kết trực tiếp với hệ khung xương thông qua vít chuyên dụng
Ưu & Nhược điểm của trần thạch cao
Nhu cầu xây dựng kiến trúc trong thời hiện đại không chỉ cần phải vững chắc mà còn phải đáp ứng các tiêu chí về thẩm mỹ. Có thể nói, khi bước vào 1 căn nhà, trần nhà & nền nhà là 2 thứ có sức hút với người nhìn nhất.
Hiện nay, 1 trong những loại vật liệu được sử dụng rộng rãi, giúp không gian sống trở nên đẹp hơn & sang trọng hơn chính là trần nhà làm bằng thạch cao. Dưới đây là 1 số ưu điểm & nhược điểm của trần thạch cao:
Ưu điểm nổi bật
- Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, ngày nay trần thạch cao được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ khác nhau:
- Đa dạng mẫu mã, cho phép tạo nhiều kiểu trần khác nhau (nổi, chìm, phẳng, giật cấp,…). Bởi vậy khi làm trần thạch cao, gia chủ có thể thể hiện gu thẩm mỹ riêng của mình, thỏa sức sáng tạo cho căn nhà
- Trần thạch cao có khả năng cách âm, cách nhiệt & chống cháy hiệu quả. Đồng thời trần thạch cao cũng là sản phẩm thân thiện với môi trường, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
- Trần thạch cao thường được tích hợp hệ thống đèn chùm, đèn led, đèn âm trần,… tạo nên không gian sống ấm cúng & hiện đại
- Thời gian thi công nhanh, giúp giảm chi phí nhân công
- Trọng lượng nhẹ, sau khi thi công trần thạch cao không làm ảnh hưởng đến kết cấu của lớp trần cũ
Nhược điểm
- Mặc dù sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật, thế nhưng trần thạch cao lại gặp phải 1 số vấn đề khiến người dùng cảm thấy e ngại khi lựa chọn sử dụng:
- Trần thạch cao là loại trần rất kị nước, do vậy nếu trần thạch cao gặp nước sẽ làm trần từ từ bở ra & rơi rớt dần theo thời gian
- Tác động của thời tiết có thể khiến trần thạch cao bị co lại, đặc biệt tại các khu vực có 2 mùa mưa & mùa khô rõ rệt. Do đó, chỉ sau vài năm sử dụng, trần nhà sẽ xuất hiện các vết nứt từ nhỏ đến to dần, phá vỡ hệ thống trần nhà trông rất mất thẩm mỹ
- Hiện tượng trần thạch cao rơi rớt cũng rất dễ gây tai nạn cho gia chủ & các thành viên trong gia đình
Trần thạch cao có cần phải sơn lót không?
Sơn lót được hiểu là lớp sơn đầu tiên trong thi công sơn, đây là lớp sơn giúp tăng độ bám dính giữa bề mặt với lớp sơn phủ, đồng thời giúp lớp sơn phủ lên màu chuẩn nhất. Vậy trần thạch cao có cần phải sơn lót không? Câu trả lời là “CÓ” & hoàn toàn cần được sơn lót. Không chỉ vậy, trong quá trình hoàn thiện trần thạch cao còn phải tiến hành trét bột bả matit.
Nếu không sơn lót mà trực tiếp sử dụng lớp sơn phủ thì lớp bột bả matit sẽ hút sơn, dẫn đến tình trạng hao hụt sơn phủ, đồng thời không có lớp liên kết sơn lót, màu sơn phủ sẽ không đồng đều & lên màu không chuẩn.
Không chỉ vậy, sơn lót còn giúp bảo vệ trần nhà khỏi hiện tượng kiềm hóa & nấm mốc sau 1 thời gian sử dụng – đây là điều mà lớp bột bả không làm được.
>>> Xem thêm: Laminate Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Và Các Ứng Dụng Của Ván Gỗ Laminate
Trên đây là 1 số chia sẻ & phân tích đánh giá của vuanoithat.asia về trần thạch cao. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất & có được đáp án cho câu hỏi có nên lựa chọn sử dụng trần thạch cao không. Nếu cần hỗ trợ tư vấn chi tiết & giải đáp các thắc mắc, xin vui lòng gọi đến số hotline phòng kinh doanh ngay hôm nay.
Đừng quên theo dõi & cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại Vua Nội Thất nhé!
Vuanoithat - Vua nội thất cung cấp đa dạng mẫu mã đồ nội thất hiện đại cho phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ cho gia đình, khách sạn giá rẻ...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI VUANOITHAT
Bài viết liên quan
Chăm sóc và bảo dưỡng đồ nội thất văn phòng hiệu quả
Để đảm bảo đồ nội thất văn phòng luôn bền đẹp và giữ được vẻ [...]
Th5
Tủ Giày 2 Cánh Thông Minh Đẹp Giá Rẻ: Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Mọi Gia Đình
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc sắp xếp không gian sao cho gọn [...]
Th5
[Góc Chia Sẻ]: Cách Lựa Chọn Bộ Bàn Ăn 6 Ghế Hiện Đại Hợp Túi Tiền
Trong không gian sống hiện đại, bộ bàn ăn không chỉ là nơi để gia [...]
Th5
Nên chọn bàn giám đốc gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên?
Việc lựa chọn mua bàn làm việc cho giám đốc không chỉ đơn thuần là [...]
Th5
Tìm Hiểu Kích Thước Bàn Làm Việc Tiêu Chuẩn Phù Hợp Với Từng Công Việc
Có thể nói, lựa chọn bàn làm việc có kích thước phù hợp với từng [...]
Th5
Cách chọn bàn họp văn phòng chất lượng đúng quy cách
Cách chọn bàn họp văn phòng sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng [...]
Th5