Gỗ Ghép Là Gì? Ưu – Nhược Điểm & Ứng Dụng Nổi Bật Của Gỗ Ghép Thanh

Gỗ ghép là gì

Không thể phủ nhận đồ nội thất làm từ gỗ tự nhiên luôn mang đến sự sang trọng, giá trị lâu dài cho mọi không gian & mọi phong cách thiết kế. Tuy nhiên, chi phí sở hữu khá cao, dễ bị ảnh hưởng bởi mối mọt, cong vênh & các loại gỗ tự nhiên cũng ngày càng trở nên khan hiếm. Nhằm khắc phục những nhược điểm trên, gỗ ghép/gỗ ghép thanh ra đời & được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Vậy gỗ ghép là gì? Gỗ ghép có ưu – nhược điểm gì? Mời bạn cùng vuanoithat.asia tìm hiểu trong bài viết hôm nay. 

Gỗ ghép là gì?

Gỗ ghép hay Gỗ ghép thanh là loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép những thanh gỗ tự nhiên nhỏ nhờ vào các phương pháp kỹ thuật như dán, ép hoặc ghim để tạo thành 1 tấm gỗ có kích thước lớn hơn. Những thanh gỗ này có thể được xếp chồng lên nhau hoặc ghép cạnh nhau, tùy vào mục đích sử dụng & yêu cầu về kích thước cũng như hình dạng của sản phẩm cuối cùng. 

Những thanh gỗ tự nhiên được dùng để sản xuất gỗ ghép/gỗ thanh ghép đều phải trải qua quá trình xử lý (cưa, bào, ép, chà bóng, sơn phủ, hấp sấy) trên dây chuyền công nghiệp hiện đại & nghiêm ngặt, nhằm loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại cho gỗ như ẩm mốc, mối mọt, cong vênh,… 

Gỗ ghép thanh là loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép những thanh gỗ tự nhiên nhỏ
Gỗ ghép thanh là loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép những thanh gỗ tự nhiên nhỏ

Hiện nay, khu vực có sản lượng gỗ ghép lớn nhất trên toàn thế giới là Châu Âu với những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn, tiếp đến là Châu Á & Châu Mỹ. Tại Châu Á, Nhật Bản được mệnh danh là đất nước có trình độ ghép gỗ xuất sắc nhất, chỉ cần tạo mộng mà không phải dùng đến keo kết dính chuyên dụng. 

Ưu – Nhược điểm của gỗ ghép/gỗ ghép thanh 

Thành phần chính cấu tạo nên gỗ ghép chính là các loại gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên ở đây có thể được khai thác từ những khu rừng nguyên sinh, chuyên trồng những cây gỗ công nghiệp khai thác ngắn ngày hoặc những thanh gỗ nhỏ – thừa, không thể chế tạo ra các sản phẩm đồ nội thất đơn lẻ. Về loại gỗ cũng rất đa dạng & phong phú, không kén chọn với bất kỳ loại gỗ nào (gỗ thông, gỗ cao su, gỗ keo, gỗ bạch đàn,…). 

Ưu điểm 

  • Đa dạng mẫu mã & kiểu dáng, màu sắc phong phú, bề mặt gỗ có độ bền màu cao, khả năng chịu va đập, chống trầy xước & chống thấm tốt 
  • Trải qua quy trình xử lý, hấp sấy nghiêm ngặt vì thế trong quá trình sử dụng không lo bị mối mọt, ẩm mốc, cong vênh hay co rút
  • Được tạo thành những thanh gỗ tự nhiên nhỏ nên rất thân thiện với môi trường
  • Gỗ ghép/Gỗ ghép thanh có giá thành rẻ & dễ dàng gia công hơn so với các loại gỗ tự nhiên nguyên khối
  • Gỗ ghép có tính ứng dụng cao, có thể thay thế gỗ tự nhiên trong thi công & thiết kế nội thất nhà ở, văn phòng,… 

Nhược điểm

  • Gỗ ghép chỉ có 1 nhược điểm duy nhất chính là hệ vân không đẹp như gỗ tự nhiên & mức độ đồng đều về màu sắc không cao bởi nó được ghép nối từ nhiều thanh gỗ nhỏ khác nhau
Gỗ ghép cũng có những ưu điểm & nhược điểm riêng
Gỗ ghép cũng có những ưu điểm & nhược điểm riêng

>>> Xem thêm: Gỗ Hương Là Gì? Cách Nhận Biết Gỗ Hương Đơn Giản & Nhanh Chóng Nhất

Một số ứng dụng nổi bật của gỗ ghép trong sản xuất nội thất 

Hiện nay, Gỗ ghép/Gỗ ghép thanh ngày càng được ưa chuộng, trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà sản xuất nội thất nhờ sở hữu hàng loạt ưu điểm nổi bật như:

  • Giá thành phải chăng, rẻ hơn so với gỗ tự nhiên nguyên khối rất nhiều
  • Không lo bị cong vênh, mối mọt, co rút vì đã được xử lý 

Một số ứng dụng của gỗ ghép trong cuộc sống hiện nay gồm có: 

Thiết kế nội thất nhà ở

Gỗ ghép hay Gỗ ghép thanh có bề mặt & màu sắc khá đẹp, giống với gỗ tự nhiên, được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất nhà ở, văn phòng, trường học. Các sản phẩm như tủ, bàn, ghế, giường, cầu thang,… làm từ gỗ ghép không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng của gỗ tự nhiên, mà còn có độ bền cao & chất lượng vượt trội. 

Gỗ ghép thanh được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, tủ,...
Gỗ ghép thanh được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, tủ,…

Lát sàn, tấm ốp tường

Được ghép từ những thanh gỗ nhỏ bằng cách sử dụng các loại keo dán chuyên dụng & quy trình sản xuất hiện đại, giúp gỗ ghép có độ bền cao hơn, hạn chế tối đa tình trạng mối mọt, cong vênh như gỗ tự nhiên. Vì vậy, có thể nói gỗ ghép là sự lựa chọn phù hợp & tốt nhất để lát sàn, ốp tường. Hơn nữa, giá thành của gỗ ghép thanh rất phải chăng, giúp gia chủ tiết kiệm 1 khoản chi phí đáng kể khi xây dựng hoặc trang trí nội thất. 

Gỗ ghép còn được dùng để lát sàn, ốp tường cho các công trình xây dựng nhà ở, trường học,...
Gỗ ghép còn được dùng để lát sàn, ốp tường cho các công trình xây dựng nhà ở, trường học,…

Bài viết trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về gỗ ghép/gỗ ghép thanh mà vuanoithat.asia muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Nếu cần hỗ trợ tư vấn hãy nhấc máy & gọi ngay đến số hotline. 

Là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế & thi công nội thất, chúng tôi tự tin có đủ năng lực & trình độ để tư vấn & giải đáp những thắc mắc của tất cả quý khách hàng. Đừng quên theo dõi & cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại Vua Nội Thất nhé!

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI VUANOITHAT

Vua nội thất việt nam

Vuanoithat - Vua nội thất cung cấp đa dạng mẫu mã đồ nội thất hiện đại cho phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ cho gia đình, khách sạn giá rẻ...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tổng Hợp 10 Loại Gỗ Làm Bàn Ghế Tốt Nhất Có Thể Bạn Chưa Biết

Bàn ghế gỗ luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong nội thất gia [...]

[Góc Giải Đáp]: Thiết Kế Nội Thất Biệt Thự Hiện Đại Cần Lưu Ý Điều Gì?

Trong thiết kế nội thất biệt thự hiện đại, để tạo nên 1 không gian [...]

Hướng Dẫn Xử Lý Mặt Bàn Gỗ Bị Xước Nứt Cong Nhanh Và Hiệu Quả

Mặt bàn gỗ sau 1 thời gian sử dụng có thể xuất hiện các vết [...]

Tủ đầu giường đẹp, giá bán sản xuất tại xưởng làng nghề

Tủ đầu giường là một trong những món đồ nội thất phòng ngủ. Với thiết [...]

Top 5 điều tối kỵ trong phong thủy phòng làm việc

Việc bố trí các món đồ nội thất trong phòng làm việc không chỉ quyết [...]

Cách lựa chọn màu sắc hợp phong thủy trong phòng làm việc

Phòng làm việc không chỉ cần lựa chọn nội thất phù hợp với nhu cầu [...]