[Góc Giải Đáp]: Đồ Gỗ Bị Tróc Sơn Phải Xử Lý Và Khắc Phục Như Thế Nào?

Đồ gỗ bị tróc sơn phải xử lý và khắc phục như thế nào?

Trong trang trí nội thất nhà ở & văn phòng, đồ gỗ luôn được ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng với độ bền vượt trội. Tuy nhiên, theo thời gian, lớp sơn phủ bề mặt đồ gỗ có thể bị tróc, làm giảm giá trị thẩm mỹ & tuổi thọ của sản phẩm. Vậy khi đồ gỗ bị tróc sơn phải xử lý và khắc phục như thế nào? Hãy cùng vuanoithat.asia khám phá tất tần tật trong nội dung bài viết hôm nay!

Nguyên nhân khiến đồ gỗ bị bong tróc sơn

Một số nguyên nhân khiến đồ gỗ bị tróc sơn thường gặp phải kể đến như:

Tác động từ môi trường 

– Độ ẩm cao khiến lớp sơn không bám chặt vào bề mặt gỗ. Điều này khiến lớp sơn trên bề mặt dễ bong tróc hơn

– Nhiệt độ thay đổi đột ngột làm giãn nở bề mặt, gây nứt & tình trạng bong tróc sơn 

– Ánh nắng mặt trời trực tiếp khiến lớp sơn bị phai màu & bong tróc 

Độ ẩm cao khiến lớp sơn không bám chặt vào bề mặt gỗ, dẫn đến tình trạng bong tróc
Độ ẩm cao khiến lớp sơn không bám chặt vào bề mặt gỗ, dẫn đến tình trạng bong tróc

Sơn kém chất lượng 

Sử dụng loại sơn không phù hợp hoặc kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân khiến lớp sơn trên bề mặt đồ gỗ bị bong tróc. 

Bề mặt gỗ không được xử lý đúng cách 

Khi bề mặt gỗ không được làm sạch hoặc xử lý kỹ trước khi sơn, lớp sơn sẽ không thể bám chặt, dẫn đến hiện tượng bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng. 

Bề mặt gỗ không được làm sạch hoặc xử lý kỹ trước khi sơn
Bề mặt gỗ không được làm sạch hoặc xử lý kỹ trước khi sơn

Sử dụng & bảo quản không đúng cách 

– Vệ sinh bề mặt gỗ bằng hóa chất mạnh có thể làm hỏng lớp sơn 

– Đặt đồ gỗ ở nơi ẩm ướt hoặc chịu lực tác động thường xuyên dễ làm lớp sơn bong tróc 

Vậy khi đồ gỗ bị tróc sơn phải xử lý và khắc phục như thế nào?

Dưới đây là các bước chi tiết giúp bạn xử lý & khắc phục tình trạng đồ gỗ bị tróc sơn một cách hiệu quả ngay tại nhà:

Chuẩn bị dụng cụ 

– Để quá trình xử lý & khắc phục diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:

  • Giấy nhám (cả loại thô & mịn)
  • Dụng cụ cạo sơn chuyên dụng 
  • Khăn sạch hoặc miếng vải mềm 
  • Loại sơn gỗ phù hợp 
  • Cọ sơn hoặc súng phun sơn
  • Lớp phủ bảo vệ (sơn bóng hoặc dầu bảo vệ gỗ)

Quy trình thực hiện

Bước 1: Làm sạch bề mặt gỗ 

Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ cùng các vết bẩn khác trên bề mặt gỗ bằng khăn sạch thấm nước đã được vắt ẩm. Sau đó, để bề mặt khô hoàn toàn trước khi tiến hành bước tiếp theo.

Làm sạch bề mặt gỗ bằng khăn sạch thấm nước
Làm sạch bề mặt gỗ bằng khăn sạch thấm nước

Bước 2: Loại bỏ lớp sơn cũ

Sử dụng giấy nhám hoặc dao cạo chuyên dụng để loại bỏ lớp sơn cũ bị bong tróc. Với những vị trí khó tiếp cận, bạn có thể sử dụng bàn chải kim loại hoặc máy mài chuyên dụng. 

Bước 3: Mài nhẵn bề mặt

Sử dụng giấy nhám mịn để mài nhẵn toàn bộ bề mặt hoặc khu vực bị bong tróc sơn. Điều này giúp sơn mới bám chắc & lên màu đều hơn. Sau khi mài, lau sạch bụi gỗ bằng khăn mềm ẩm để quá trình sơn tiếp theo diễn ra thuận lợi.

Bước 4: Sơn lót

Sơn một lớp sơn lót để bảo vệ bề mặt gỗ & tăng độ bám dính cho lớp sơn màu. Sau khi sơn, đợi lớp sơn lót khô hoàn toàn trước khi sơn màu. 

Sơn một lớp sơn lót để bảo vệ bề mặt gỗ & tăng độ bám dính cho lớp sơn màu
Sơn một lớp sơn lót để bảo vệ bề mặt gỗ & tăng độ bám dính cho lớp sơn màu

Bước 5: Sơn màu

Dùng cọ hoặc súng phun sơn chuyên dụng để phủ lớp sơn màu. Để đạt hiệu quả cao nhất, nên sơn từ 2 – 3 lớp, đảm bảo mỗi lớp đều mỏng & khô trước khi tiếp tục sơn lớp tiếp theo. 

Bước 6: Phủ lớp bảo vệ

Sau khi lớp sơn màu khô, bạn có thể phủ thêm một lớp sơn bóng hoặc dầu bảo vệ để tăng độ bền & vẻ đẹp cho các món đồ gỗ. 

Lưu ý quan trọng khi xử lý & khắc phục đồ gỗ bị bong tróc sơn

Bảo quản đồ gỗ đúng cách

– Đặt đồ gỗ ở nơi khô ráo & thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nước

– Sử dụng khăn mềm & dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch định kỳ

Chọn loại sơn phù hợp 

– Lựa chọn loại sơn chuyên dụng dành cho đồ gỗ với độ bền cao & khả năng chống ẩm tốt

– Ưu tiên các sản phẩm sơn thân thiện với môi trường & không chứa các hóa chất độc hại 

Lựa chọn loại sơn chuyên dụng dành cho đồ gỗ với độ bền cao & khả năng chống ẩm tốt
Lựa chọn loại sơn chuyên dụng dành cho đồ gỗ với độ bền cao & khả năng chống ẩm tốt

Kiểm tra & bảo dưỡng định kỳ

– Kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng/bong tróc sơn & có phương án xử lý kịp thời 

– Sơn lại bề mặt định kỳ để duy trì vẻ đẹp & độ bền cho đồ gỗ 

Có thể nói, khi đồ gỗ bị bong tróc sơn, việc xử lý & khắc phục không quá phức tạp nếu bạn làm đúng quy trình & sử dụng các vật liệu phù hợp. Tuy nhiên, để duy trì vẻ đẹp & giá trị thẩm mỹ của đồ gỗ, bạn cần chú ý bảo quản & vệ sinh đúng cách. Hy vọng những chia sẻ của vuanoithat.asia đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Đồ gỗ bị tróc sơn phải xử lý và khắc phục như thế nào”. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất. 

>>> Xem thêm: [Giải Đáp]: Đồ Gỗ Bị Mối Mọt Phải Làm Sao Để Xử Lý Nhanh Chóng – Hiệu Quả?

Đừng quên theo dõi & cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại Vua Nội Thất nhé!

Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại Vua Nội Thất

Vua nội thất việt nam

Vuanoithat - Cung cấp nội thất cao cấp đẹp hiện đại cho phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ cho gia đình, khách sạn...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Chia Sẻ Kích Thước Kệ Tivi Thông Dụng Cho Gia Đình Bạn

Việc chọn kích thước kệ tivi phù hợp không chỉ đơn giản là một yếu [...]

Ứng Dụng Công Nghệ Hiện Đại Trong Sản Xuất Nội Thất Hiện Nay

Trong thời đại công nghệ 4.0, sản xuất nội thất không còn đơn thuần dựa [...]

Có Nên Mua Và Sử Dụng Nội Thất Gỗ Cao Su Hay Không?

“Có nên mua và sử dụng nội thất gỗ cao su hay không?” là thắc [...]

Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Ứng Dụng Trong Sản Xuất Nội Thất

Sơn tĩnh điện trong sản xuất nội thất rất được ưa chuộng nhờ vào tính [...]

Gỗ Sồi Và Gỗ Xoan Đào Gỗ Nào Tốt Hơn? So Sánh Chi Tiết

Gỗ sồi và gỗ xoan đào là hai cái tên quen thuộc, được ưa chuộng [...]

Các Loại Gỗ Quý Làm Nội Thất Được Ưa Chuộng Tại Thị Trường Việt Nam

Gỗ tự nhiên từ lâu đã được xem là nguyên liệu đắt đỏ, thể hiện [...]