Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Gỗ MFC Và MDF Đơn Giản, Dễ Hiểu Và Chi Tiết Nhất

Cách phân biệt gỗ MFC và MDF đơn giản

Trong cuộc sống hiện đại, khi gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, các loại gỗ công nghiệp lại trở nên phổ biến & được sử dụng nhiều hơn trong ngành sản xuất nội thất, nổi bật phải kể đến MFC và MDF. Cả 2 loại gỗ này đều có khả năng tái chế & thân thiện với môi trường, không gây hại đến sức khỏe người dùng. Vậy giữa MFC & MDF, loại nào tốt hơn? Trong nội dung bài viết hôm nay, vuanoithat.asia sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc cách phân biệt gỗ MFC và MDF đơn giản nhất để thấy rõ ưu – nhược điểm của từng loại. Theo dõi ngay!

Giới thiệu chung về gỗ công nghiệp MFC & MDF

Gỗ MFC là gì?

MFC (Melamine Faced Chipboard) là 1 loại gỗ công nghiệp được bày bán rộng rãi trên thị trường & được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại. MFC còn được biết đến là gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm phủ Melamine trên bề mặt. 

Quy trình sản xuất gỗ MFC rất nghiêm ngặt, loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây mối mọt & ẩm mốc, tạo ra ván gỗ chất lượng cao với tuổi thọ sử dụng lâu dài. Gỗ MFC được chia thành 2 loại chính là MFC thông thường & MFC chống ẩm. 

MFC là 1 loại gỗ công nghiệp được bày bán rộng rãi trên thị trường
MFC là 1 loại gỗ công nghiệp được bày bán rộng rãi trên thị trường

Ưu điểm nổi bật nhất của gỗ MFC là sự đa dạng về màu sắc & hoa văn. Có tới 130 màu sắc khác nhau, bao gồm cả màu trơn & các hoa văn giả vân gỗ, giả đá,… Màu sắc & hoa văn của gỗ MFC phù hợp với hầu hết các không gian & phong cách kiến trúc, đồng thời đảm bảo tính thân thiện với môi trường & an toàn cho người sử dụng. 

Gỗ MDF là gì?

MDF (Medium Density Fiberboard) là 1 loại gỗ công nghiệp/ván gỗ sợi có mật độ trung bình, được nhiều gia chủ lựa chọn sử dụng nhờ sở hữu hàng loạt ưu điểm vượt trội. Gỗ MDF được chia thành 3 loại chính là MDF thông thường, MDF chống ẩm & MDF chống cháy. Cả 3 loại gỗ này đều được sử dụng rộng rãi trong nội thất gia đình, văn phòng, trường học,… Đặc biệt, MDF chống ẩm được ưa chuộng trong các không gian có độ ẩm cao như nhà tắm, tủ bếp, khu vực tiếp xúc trực tiếp với nước. 

MDF là 1 loại gỗ công nghiệp/ván gỗ sợi có mật độ trung bìn
MDF là 1 loại gỗ công nghiệp/ván gỗ sợi có mật độ trung bìn

Kích thước tiêu chuẩn của ván gỗ MDF là 1220×2400 & 1830×2440 (mm). Độ dày của ván gỗ có thể được điều chỉnh linh hoạt tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi khách hàng. MDF có thể khắc phục các nhược điểm của gỗ tự nhiên như trọng lượng & độ cong vênh. Bề mặt phẳng, có thể được phủ lớp Melamine, Laminate, Veneer,… cho độ thẩm mỹ cao hơn. 

Hướng dẫn cách phân biệt gỗ MFC và MDF đơn giản, chi tiết nhất

Tiêu chí so sánh  Gỗ MFC Gỗ MDF
Cấu tạo  Gỗ MFC được làm từ dăm gỗ, kết dính với nhau bởi keo chuyên dụng & các chất làm cứng nên cốt ván trông khá thô ráp

Cốt ván dăm được sản xuất chủ yếu từ các loại cây gỗ như bạch đàn, cao su,… sau đó được băm nhỏ, sấy khô & trộn lẫn với chất kết dính, được dép chặt dưới áp suất & nhiệt độ cao

Gỗ MDF được làm từ sợi gỗ hoặc bột gỗ nên phần lõi ở mặt cắt sẽ có phần trông mịn hơn

Nguyên liệu chính của gỗ MDF là mùn cưa, mảnh vụn gỗ, vỏ bào,… được nghiền nát tạo thành các sợi gỗ nhỏ, sau đó kết dính với nhau bằng keo & qua quá trình nhiệt

Độ dày Độ dày ván dao động từ 18 – 25mm Độ dày của ván gỗ MDF mỏng hơn so với MFC, dao động trong khoảng từ 5.5 – 17mm
Giá thành Ván gỗ công nghiệp MFC thường có giá thành thấp hơn so với ván gỗ MDF bởi quy trình sản xuất ván gỗ MFC đơn giản & sử dụng nguyên liệu rẻ hơn Các loại ván gỗ MDF có giá thành cao hơn so với các loại ván gỗ MFC cùng chủng loại & kích thước
Ưu điểm nổi bật
  • Có độ cứng & độ bền cao
  • Bề mặt phủ melamine giúp chống trầy xước, chống cháy & chấm thấm rất tốt 
  • Bền mặt trơn & phẳng mịn, không thấm nước, dễ dàng vệ sinh lau chùi khi dính bẩn 
  • Có khả năng chống cong vênh, bong tróc & mối mọt 
  • Khả năng cách nhiệt & cách âm tốt 
  • Bảng màu phong phú & hiện đại, phù hợp với nhiều không gian & phong cách thiết kế khác nhau 
  • Dễ tạo hình cho các sản phẩm nội thất phức tạp
  • Độ bám sơn tốt
  • Bề mặt phẳng & nhẵn, có thể sơn hoặc ép melamine. laminate
  • Không bị cong vênh, mục rỗng như các loại gỗ tự nhiên
  • Khả năng cách âm & cách nhiệt tốt

>>> Xem thêm: Gỗ Gõ Đỏ Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật & Ứng Dụng Trong Thi Công Nội Thất

Vậy nên lựa chọn sử dụng gỗ MFC hay gỗ MDF?

Cả gỗ MFC & MDF đều sở hữu những ưu điểm nổi bật về độ bền, tính thẩm mỹ, tính ứng dụng trong nội thất nhà ở, văn phòng, trường học,… Tùy theo nhu cầu sử dụng, loại nội thất, cấu trúc không gian, phong cách thiết kế để lựa chọn loại gỗ công nghiệp phù hợp nhằm phát huy tối đa những ưu điểm của chúng. 

Gỗ MDF & MFC, loại nào tốt hơn?
Gỗ MDF & MFC, loại nào tốt hơn?

Nhờ khả năng chịu lực tốt, tính thẩm mỹ cao, ngày nay gỗ MFC thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất thông dụng như bàn làm việc, bàn học, tủ đầu giường, kệ tủ sách,… 

Với khả năng chống ẩm & cách âm tốt, gỗ MDF rất thích hợp để làm tủ bếp, tủ quần áo & các dòng nội thất sử dụng trong môi trường ẩm ướt. 

Như vậy, trong nội dung bài viết trên vuanoithat.asia đã hướng dẫn cách phân biệt gỗ MFC và MDF đơn giản, dễ hiểu nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan & dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại gỗ phù hợp. Đừng quên truy cập vào website Vua Nội Thất để theo dõi các bài viết mới & cập nhật kiến thức hay mỗi ngày nhé!

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI VUANOITHAT

Vua nội thất việt nam

Vuanoithat - Vua nội thất cung cấp đa dạng mẫu mã đồ nội thất hiện đại cho phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ cho gia đình, khách sạn giá rẻ...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tổng Hợp 10 Loại Gỗ Làm Bàn Ghế Tốt Nhất Có Thể Bạn Chưa Biết

Bàn ghế gỗ luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong nội thất gia [...]

[Góc Giải Đáp]: Thiết Kế Nội Thất Biệt Thự Hiện Đại Cần Lưu Ý Điều Gì?

Trong thiết kế nội thất biệt thự hiện đại, để tạo nên 1 không gian [...]

Hướng Dẫn Xử Lý Mặt Bàn Gỗ Bị Xước Nứt Cong Nhanh Và Hiệu Quả

Mặt bàn gỗ sau 1 thời gian sử dụng có thể xuất hiện các vết [...]

Tủ đầu giường đẹp, giá bán sản xuất tại xưởng làng nghề

Tủ đầu giường là một trong những món đồ nội thất phòng ngủ. Với thiết [...]

Top 5 điều tối kỵ trong phong thủy phòng làm việc

Việc bố trí các món đồ nội thất trong phòng làm việc không chỉ quyết [...]

Cách lựa chọn màu sắc hợp phong thủy trong phòng làm việc

Phòng làm việc không chỉ cần lựa chọn nội thất phù hợp với nhu cầu [...]