Tìm Hiểu Ván Dán Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Của Ván Dán Công Nghiệp

Ván dán là gì?

Ván dán là một trong những loại vật liệu gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất & xây dựng nhờ sở hữu độ bền cao, khả năng chịu lực tốt & giá thành hợp lý. Với cấu trúc gồm nhiều lớp gỗ mỏng xếp chồng lên nhau, được ép chặt bằng keo kết dính chuyên dụng, ngày nay ván dán có thể thay thế gỗ tự nhiên trong nhiều ứng dụng khác nhau. Vậy ván dán là gì? Hãy cùng tìm hiểu & khám phá chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây với vuanoithat.asia nhé!

Ván dán là gì? 

Ván dán hay còn gọi là ván ép, gỗ dán, gỗ plywood là một loại vật liệu gỗ công nghiệp được tạo thành từ nhiều lớp gỗ mỏng (ván lạng) dán chồng lên nhau bằng keo kết dính chuyên dụng, sau đó ép dưới nhiệt độ & áp suất cao để tạo thành tấm ván cứng chắc. Các lớp gỗ được xếp chồng lên nhau theo hướng vuông góc với đường vân gỗ để tăng cường độ bền & hạn chế tình trạng cong vênh, co ngót.

Ván dán là một loại vật liệu gỗ công nghiệp được tạo thành từ nhiều lớp gỗ mỏng
Ván dán là một loại vật liệu gỗ công nghiệp được tạo thành từ nhiều lớp gỗ mỏng

Cấu tạo của ván dán 

Ván dán được cấu tạo từ các thành phần cơ bản sau:

– Lớp gỗ lạng: thường được làm từ các loại gỗ tự nhiên như thông, keo, bạch đàn, sồi, óc chó,…

– Keo kết dính chuyên dụng: Urea Formaldehyde (UF), Melamine Formaldehyde (MF) hoặc Phenol Formaldehyde (PF)

– Lớp bề mặt: có thể phủ melamine, laminate, veneer gỗ tự nhiên hoặc sơn PU để tăng tính thẩm mỹ & bảo vệ ván khỏi tác động môi trường 

Cấu tạo của ván dán

Các loại ván dán phổ biến trên thị trường hiện nay

Tùy vào mục đích sử dụng & chất lượng gỗ, ván dán có thể được phân loại như sau:

– Ván dán thường: dùng trong nội thất, vách ngăn, cửa gỗ,…

– Ván dán chịu nước: khả năng chịu ẩm tốt, thích hợp cho không gian ngoài trời hoặc môi trường có độ ẩm cao 

– Ván dán phủ phim: chuyên dùng trong xây dựng, làm cốp pha bê tông 

– Ván dán chống cháy: được xử lý hóa chất chống cháy, phù hợp với các công trình yêu cầu an toàn về phòng cháy

Ưu – Nhược điểm của ván dán công nghiệp 

Ưu điểm

Ngày nay, ván dán được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng & nội thất nhờ vào những ưu điểm nổi bật sau:

Độ bền cao, khả năng chịu lực tốt

Nhờ cấu trúc gồm nhiều lớp gỗ được dán chặt với nhau, ván dán có độ cứng cáp & khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ tự nhiên có cùng độ dày. Điều này giúp ván dán có thể sử dụng trong nhiều ứng dụng như sản xuất đồ nội thất chịu tải trọng lớn hay làm sàn gỗ,… 

Ít bị cong vênh, co ngót

Khác với gỗ tự nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm & nhiệt độ, ván dán nhờ vào cấu trúc ép ngang lớp nên ít gặp tình trạng cong vênh, co ngót hay biến dạng theo thời gian. 

Nhờ cấu trúc ép ngang lớp nên ít gặp tình trạng cong vênh, co ngót hay biến dạng theo thời gian
Nhờ cấu trúc ép ngang lớp nên ít gặp tình trạng cong vênh, co ngót hay biến dạng theo thời gian

Giá thành hợp lý

So với gỗ tự nhiên, ván dán có giá thành rẻ hơn đáng kể nhưng vẫn đảm bảo độ bền & tính thẩm mỹ, giúp tiết kiệm chi phí trong thi công & sản xuất nội thất. 

Đa dạng mẫu mã, kích thước

Trên thị trường hiện nay, ván dán có nhiều độ dày khác nhau (từ 3mm đến 25mm) & có thể được phủ bằng nhiều loại vật liệu như laminate, melamine, veneer gỗ tự nhiên, giúp tăng tính thẩm mỹ & phù hợp với nhiều phong cách thiết kế. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, ván dán cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý:

Chất lượng phụ thuộc vào loại keo dán 

Nếu sử dụng loại keo dán kém chất lượng, ván có thể bị bong tróc theo thời gian, nhất là khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. 

Không có vân gỗ tự nhiên như gỗ tự nhiên nguyên khối 

Mặc dù có thể phủ veneer gỗ tự nhiên để tạo thẩm mỹ, thế nhưng ván dán vẫn không thể hoàn toàn thay thế vẻ đẹp & cảm giác của gỗ tự nhiên nguyên khối. 

Ván dán không có vân gỗ tự nhiên như gỗ tự nhiên nguyên khối 
Ván dán không có vân gỗ tự nhiên như gỗ tự nhiên nguyên khối

Trọng lượng khá nặng

So với các loại ván gỗ công nghiệp khác trên thị trường như MDF, HDF,… ván dán thường có trọng lượng nặng hơn, gây khó khăn khi vận chuyển & thi công.

Tóm lại, ván dán là một loại vật liệu gỗ công nghiệp phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhờ vào độ bền, khả năng chịu lực tốt & giá thành phải căng. Tuy nhiên, khi sử dụng ván dán, cần lưu ý lựa chọn loại ván phù hợp với môi trường & mục đích sử dụng để đảm bảo độ bền lâu dài. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thay thế gỗ tự nhiên với chi phí tiết kiệm, ván dán là lựa chọn không thể bỏ qua.

>>> Xem thêm: Gỗ HDF Là Gì? Các Ứng Dụng Của Gỗ HDF Trong Thiết Kế Nội Thất

Hy vọng những nội dung trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ván dán & những ưu – nhược điểm của ván dán công nghiệp. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc câu hỏi cần hỗ trợ giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh.

Đừng quên theo dõi & cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại Vua Nội Thất nhé!

Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại Vua Nội Thất

Vua nội thất việt nam

Vuanoithat - Cung cấp nội thất cao cấp đẹp hiện đại cho phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ cho gia đình, khách sạn...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Các Loại Ván Ép Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay – Bạn Đã Biết?

Ván ép công nghiệp là một trong những loại vật liệu xây dựng & nội [...]

Tổng Hợp Lỗi Phong Thủy Nhà Bếp Và Nhà Vệ Sinh Nên Tránh Khi Thiết Kế

Phong thủy là yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà cửa, ảnh hưởng trực [...]

Gỗ Nhựa Ngoài Trời Là Gì? Ứng Dụng Trong Trang Trí Cảnh Quan

Trong những năm gần đây, gỗ nhựa ngoài trời trở thành loại vật liệu được [...]

Bàn Chân Sắt – Thiết Kế Độc Đáo Và Thời Thượng

Sắt là một loại vật liệu có độ bền cao, chịu lực tốt và dễ [...]

Gỗ Veneer Là Gì? Ưu Điểm Nổi Bật Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế Nội Thất

Trong thế giới nội thất hiện đại, gỗ veneer đang dần khẳng định vị thế [...]

Tủ Giày Cánh Lật Là Gì? Tất Tần Tật Những Thông Tin Về Tủ Giày Cánh Lật

Tối ưu hóa không gian sống luôn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia [...]