Composite, một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, ngày càng trở nên phổ biến. Bởi vì nhờ vào tính ứng dụng đa dạng, độ bền cao và chi phí hợp lý. Trong ngành thiết kế nội thất, đồ nội thất composite không chỉ đáp ứng được yêu cầu về tính thẩm mỹ mà còn mang lại sự bền bỉ, dễ dàng trong quá trình thi công. Với khả năng mô phỏng nhiều loại vật liệu tự nhiên và đặc tính chống chịu tốt, composite trở thành lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm nội thất hiện đại. Vậy cụ thể composite được ứng dụng vào những sản phẩm nào trong lĩnh vực nội thất? Trong bài viết này Vuanoithat sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và cái nhìn chi tiết về vật liệu composite trong thiết kế nội thất.
Tìm hiểu chi tiết về composite là gì?
Composite hay còn gọi là nhựa cốt sợi thủy tinh (Fiberglass Reinforced Plastic – FRP). Đây là một loại vật liệu được tạo thành từ hai pha cơ bản: pha nhựa và pha chất độn. Pha nhựa đóng vai trò là chất nền còn pha chất độn, thường là các loại sợi thủy tinh, carbon hoặc các vật liệu khác. Nhằm tăng cường các đặc tính cơ lý của nhựa ban đầu, bao gồm độ bền, độ cứng, khả năng chịu lực và chống ăn mòn. Việc bổ sung chất độn vào nhựa composite là cải thiện các tính năng mà nhựa thông thường không thể đáp ứng được. Như khả năng chịu nhiệt, độ bền kéo, khả năng chống va đập và tuổi thọ sản phẩm.
Chất liệu composite có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhựa khác như PE (polyethylene), PVC (polyvinyl chloride), BPA (Bisphenol A),… Bởi vì chúng có khả năng kết hợp tính linh hoạt của nhựa với độ bền cao của các vật liệu độn. Đặc biệt, nhựa composite còn có khả năng chống ăn mòn, chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm.
Ưu điểm của chất liệu composite
Nhờ được cấu thành từ các vật liệu cốt như sợi thủy tinh, carbon,… composite có khả năng chống chịu tốt trước các tác động ngoại lực, bao gồm va đập, kéo, hoặc nén. Ngoài ra, chất liệu này còn nổi bật với khả năng thích ứng trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, hóa chất, hay sinh vật biển, đảm bảo tuổi thọ lâu dài.
Có tỷ trọng nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống như thép hoặc gang, giúp quá trình vận chuyển dễ dàng, ngay cả đến các khu vực địa hình phức tạp. Điều này không chỉ giảm chi phí vận chuyển mà còn giúp việc thi công và lắp đặt trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn cho công nhân.
Chi phí thấp hơn nhiều lần so với gang, thép nhưng vẫn đảm bảo độ bền và khả năng chịu tải tương đương. Đây là giải pháp tối ưu cho những dự án cần tiết kiệm chi phí mà không làm giảm chất lượng công trình.
Dễ dàng tạo hình và gia công thành các thiết kế phức tạp, mang tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, chất liệu này có thể tùy chỉnh màu sắc theo yêu cầu, phù hợp với các ứng dụng trang trí, nội thất hoặc các sản phẩm có thiết kế đặc biệt, đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng.
Nhược điểm của chất liệu composite
Một trong những nhược điểm lớn nhất của composite là khó tái chế và xử lý chất thải. Do cấu trúc bao gồm nhiều pha chất liệu khác nhau, việc phân tách và xử lý không chỉ phức tạp. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nếu không được quản lý đúng cách.
Mặc dù composite có độ bền cơ học cao, nhưng khi so sánh với các vật liệu như gang hay thép, khả năng chịu va đập của composite vẫn thấp hơn. Điều này làm cho composite ít phù hợp với các ứng dụng cần chịu tải trọng cực lớn hoặc trong điều kiện va đập mạnh.
Chất lượng của sản phẩm composite ảnh hưởng rất lớn từ quy trình sản xuất và tay nghề của công nhân. Nếu không được gia công bởi đội ngũ kỹ thuật lành nghề, sản phẩm khó đạt tiêu chuẩn, dễ gặp lỗi kỹ thuật như nứt, rạn hoặc giảm hiệu suất sử dụng.
Tìm hiểu các món đồ nội thất composite
Bàn ghế composite
Bàn ghế composite là lựa chọn phổ biến trong thiết kế nội thất hiện đại nhờ vào kiểu dáng đa dạng và khả năng tùy chỉnh màu sắc linh hoạt. Sản phẩm này phù hợp với nhiều không gian khác nhau như ban công, hồ bơi, quán cà phê hoặc dùng trong các trung tâm thương mại,…. Với trọng lượng nhẹ, bàn ghế composite dễ dàng di chuyển và sắp xếp, mang lại sự tiện lợi trong sử dụng. Ngoài ra, chất liệu composite còn có khả năng chống nước, chống ăn mòn và chịu nhiệt tốt, giúp sản phẩm bền bỉ trước mọi điều kiện thời tiết.
Quầy lễ tân composite
Sự lựa chọn hoàn hảo cho các không gian yêu cầu sự sang trọng và chuyên nghiệp như khách sạn, văn phòng hay trung tâm thương mại. Với thiết kế tinh tế, bề mặt bóng mịn đẹp mắt có thể tích hợp ánh sáng LED để tăng tính thẩm mỹ. Chất liệu composite cho phép tạo hình uốn lượn linh hoạt, đáp ứng các thiết kế phức tạp và độc đáo. Bên cạnh đó, quầy lễ tân từ composite có độ bền cao, dễ dàng vệ sinh, bảo trì và chịu lực tốt, đảm bảo sử dụng lâu dài.
Bồn rửa bếp hoặc tủ lavabo composite
Phòng tắm hoặc khu vực bếp thường xuyên phải tiếp xúc với nước cũng như các chất tẩy rửa. Nếu như các vật liệu như gỗ hay nhôm thì rất dễ bị ẩm mốc hoặc gỉ sét. Chất liệu composite không thấm nước, chống ăn mòn hiệu quả, giúp sản phẩm bền đẹp theo thời gian. Bề mặt nhẵn bóng, chống trầy xước không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn dễ dàng vệ sinh, giữ cho không gian luôn sạch sẽ.
Vách ngăn composite
Với khả năng chống nước, chống ăn mòn, và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay môi trường hóa chất,… Sản phẩm vách ngăn composite thích hợp cho nhiều không gian như nhà ở, văn phòng, nhà vệ sinh công cộng, hoặc khu vực ngoài trời. Đặc biệt, vách ngăn composite nhẹ, dễ dàng lắp đặt, di chuyển và bảo trì, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Bề mặt vách nhẵn bóng, dễ vệ sinh, đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài.
Đồ nội thất làm từ composite mang đến cho không gian sống và làm việc sự mới lạ, độc đáo, tạo điểm nhấn khác biệt. Với chi phí hợp lý, khách hàng sở hữu những sản phẩm nội thất bền đẹp, hiện đại mà không cần đầu tư quá nhiều. Đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ mà còn góp phần cải tiến chất lượng cuộc sống, mang lại sự tiện ích và hiệu quả cao hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Bạn đang tìm kiếm món đồ nội thất composite hãy liên hệ ngay với Vuanoithat qua số hotline để được tư vấn chi tiết.