[Hỏi – Đáp]: So Sánh Sơn Tĩnh Điện Và Sơn Thường: Nên Dùng Loại Sơn Nào?

So sánh sơn tĩnh điện và sơn thường

Trong lĩnh vực sơn phủ công nghiệp & dân dụng hiện nay, lựa chọn loại sơn phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn quyết định đến độ bền & khả năng bảo vệ bề mặt kim loại, gỗ, nhựa,… Trên thị trường ngày nay, 2 loại sơn phổ biến nhất là sơn tĩnh điện & sơn thường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên lựa chọn loại sơn nào để tối ưu về chi phí & hiệu quả sử dụng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng vuanoithat.asia so sánh sơn tĩnh điện và sơn thường, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định lựa chọn chính xác nhất cho mục đích sử dụng của mình. 

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là phương pháp phủ sơn sử dụng dòng điện để tích điện các hạt sơn bột (powder coating), sau đó phun lên bề mặt sản phẩm kim loại đã được nối đất. Lớp sơn bột sau đó sẽ được nung nóng ở nhiệt độ cao (180 – 200°C) trong buồng sấy để tạo thành lớp sơn phủ bám chắc chắn. 

Sơn tĩnh điện là phương pháp phủ sơn sử dụng dòng điện để tích điện các hạt sơn bột
Sơn tĩnh điện là phương pháp phủ sơn sử dụng dòng điện để tích điện các hạt sơn bột

Hiện nay, sơn tĩnh điện được chia làm 2 loại:

– Sơn tĩnh điện khô (dạng bột – phổ biến hơn)

– Sơn tĩnh điện ướt (ít phổ biến, thường dùng cho vật liệu không chịu được nhiệt cao)

Ưu điểm của sơn tĩnh điện:

– Bám dính cực tốt, chống bong tróc, chịu lực & chống ăn mòn cao 

– Thân thiện với môi trường (không dung môi, không thải khí độc)

– Tiết kiệm sơn (sơn dư có thể thu hồi & tái sử dụng)

– Thẩm mỹ cao, bề mặt sơn bóng mịn, đều màu

Sơn thường là gì?

Sơn thường là tên gọi chung cho các loại sơn truyền thống như sơn nước, sơn dầu, sơn PU, sơn epoxy,… Những loại sơn này được sử dụng phổ biến trong cả công nghiệp & dân dụng. Khác với sơn tĩnh điện, sơn thường có thể thi công bằng cọ, con lăn hoặc súng phun sơn tuỳ vào bề mặt. 

Sơn thường có thể thi công bằng cọ, con lăn hoặc súng phun sơn tuỳ vào bề mặt
Sơn thường có thể thi công bằng cọ, con lăn hoặc súng phun sơn tuỳ vào bề mặt

Ưu điểm của sơn thường:

– Dễ thi công, không yêu cầu hệ thống máy móc phức tạp 

– Phù hợp với nhiều loại vật liệu: kim loại, tường xi măng, gỗ, nhựa,…

– Chi phí đầu tư ban đầu thấp, phù hợp với các công trình nhỏ lẻ

So sánh sơn tĩnh điện và sơn thường chi tiết, đầy đủ nhất 

Tiêu chí so sánh Sơn tĩnh điện Sơn thường
Thành phần Bột polymer, bột màu, chất đóng rắn & chất phụ gia  Chất tạo màng, bột màu, dung môi & chất phụ gia
Cơ chế bám dính Lực hút tĩnh điện, nung chảy & polyme hoá  Dung môi bay hơi, màng sơn khô
Độ bền màu Rất tốt, giữ màu lâu bền Có thể phai màu theo thời gian
Độ bám dính Rất tốt, không bong tróc Tốt
Độ bền Vượt trội, chống trầy xước, ăn mòn, hoá chất & tia UV Kém hơn, dễ trầy xước, ăn mòn
Thân thiện môi trường Không phát thải VOCs, thân thiện với môi trường Phát thải VOCs, gây ô nhiễm
Hiệu suất sử dụng Cao (khoảng 95-98%), bột dư thu hồi & có thể tái sử dụng  Thấp (khoảng 30-60%) do thất thoát dung môi
Thời gian khô Nhanh (sau khi làm nguội) Lâu (tuỳ thuộc vào loại sơn & điều kiện)
Chi phí đầu tư ban đầu Cao (cần thiết bị máy móc) Thấp (chỉ cần các dụng cụ đơn giản)
Vật liệu áp dụng Chủ yếu là kim loại & vật liệu chịu nhiệt khác  Đa dạng (kim loại, nhựa, gỗ, tường, bê tông,…)
Khả năng chống chịu Tốt hơn với hoá chất, nhiệt độ cao, va đập mạnh  Kém hơn với hoá chất, nhiệt độ, va đập mạnh
Bề mặt hoàn thiện Bề mặt mịn, bóng, màu đều Phụ thuộc vào tay nghề, màu có thể không đồng đều

Vậy nên chọn sơn tĩnh điện hay sơn thường?

Cả sơn tĩnh điện & sơn thường đều có những ưu – nhược điểm riêng, phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Quyết định lựa chọn sử dụng sơn tĩnh điện hay sơn thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Mục đích sử dụng, yêu cầu về độ bền

– Loại vật liệu cần sơn 

– Ngân sách tài chính 

– …

Lựa chọn sơn tĩnh điện khi:

– Cần một lớp sơn có độ bền vượt trội, sử dụng lâu dài ngoài trời hoặc trong môi trường ăn mòn cao 

– Khi sơn lên các vật liệu kim loại như sắt, thép, nhôm 

– Khi yêu cầu về thẩm mỹ & độ phủ đồng đều cao 

– Khi thi công quy mô lớn, chuyên nghiệp, có đầy đủ hệ thống thiết bị sơn

Sơn tĩnh điện có độ bền vượt trội, bề mặt mịn, màu đều
Sơn tĩnh điện có độ bền vượt trội, bề mặt mịn, màu đều

Lựa chọn sơn thường khi:

– Cần thi công nhanh, chi phí thấp 

– Sơn lên các bề mặt không dẫn điện như gỗ, nhựa, tường xi măng,… 

– Không có điều kiện đầu tư hệ thống sơn tĩnh điện

– Cần sửa chữa, dặm vá các chi tiết nhỏ

Sơn thường có thể sơn lên các bề mặt không dẫn điện như gỗ, nhựa, tường xi măng,...
Sơn thường có thể sơn lên các bề mặt không dẫn điện như gỗ, nhựa, tường xi măng,…

>>> Xem thêm: So Sánh Ghế Văn Phòng Công Thái Học Và Ghế Gaming: Nên Chọn Loại Nào?

Hy vọng những chia sẻ của vuanoithat.asia trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa sơn tĩnh điện & sơn thường, đồng thời đưa ra được quyết định lựa chọn phù hợp nhất. Nếu cần vẫn còn thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan cần hỗ trợ giải đáp chi tiết, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh.

Đừng quên theo dõi & cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại Vua Nội Thất nhé!

Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại Vua Nội Thất

Vua nội thất việt nam

Vuanoithat - Cung cấp nội thất cao cấp đẹp hiện đại cho phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ cho gia đình, khách sạn...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

[Góc Giải Đáp]: Sofa Da Và Sofa Vải: Loại Nào Tốt Hơn? So Sánh Chi Tiết

Sofa da và sofa vải: Loại nào tốt hơn? Đây là câu hỏi được nhiều [...]

Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Da Thật – Da Simili và Da PU Chi Tiết Nhất

Da là chất liệu quen thuộc trong thời trang, nội thất, phụ kiện & đồ [...]

[Hỏi Đáp] Nội thất thông minh là gì? Công ty phân phối nội thất uy tín tại TPHCM

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, nhiều sản phẩm nội [...]

So Sánh Ghế Văn Phòng Công Thái Học Và Ghế Gaming: Nên Chọn Loại Nào?

Ngồi làm việc hay giải trí trong thời gian dài là một phần không thể [...]

Tìm Hiểu Tiêu Chuẩn E0, E1, E2 Là Gì? Các Phụ Huynh Cần Phải Biết

Trong cuộc sống hiện đại, khi lựa chọn đồ nội thất cho gia đình, đặc [...]

Chứng Chỉ BIFMA Là Gì? Tại Sao Các Dòng Ghế Văn Phòng Lại Cần Chứng Chỉ Này?

Trong môi trường làm việc hiện đại, nơi yếu tố sức khoẻ & hiệu quả [...]