Hướng Dẫn Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp, Đúng Ý Nghĩa Phong Thủy

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét đặc trưng, phong tục văn hóa lâu đời của người Việt. Ngoài thể hiện tấm lòng thành kính, hướng về ông bà tổ tiên, mâm ngũ quả ngày Tết còn mang ý nghĩa triết lý phong thủy sâu xa. Trong nội dung bài viết hôm nay, vuanoithat.asia sẽ hướng dẫn cho bạn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp & ấn tượng nhất. Theo dõi ngay!

Mâm ngũ quả là gì?

Theo Wikipedia: Mâm ngũ quả là 1 mâm trái cây có chừng 5 thứ trái cây khác nhau, thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường được đặt trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên mâm ngũ quả thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc & cách sắp xếp của chúng. Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.

Mâm ngũ quả là 1 mâm trái cây có chừng 5 thứ trái cây khác nhau
Mâm ngũ quả là 1 mâm trái cây có chừng 5 thứ trái cây khác nhau

Mâm ngũ quả ngày Tết có những ý nghĩa gì?

Theo quan niệm Phật giáo 

Các nhà nghiên cứu văn hóa nhận định, tục dâng cúng mâm ngũ quả xuất phát từ Phật giáo. Theo quan niệm của Phật giáo, mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ thiện là: Huệ căn – Niệm căn – Định căn – Tấn căn & Tín Căn. Có thể hiểu 1 cách nôm na ngũ thiện này là sáng suốt – ghi nhớ – tâm không loạn – kiên trì & lòng tin. 

Theo văn hóa phương Đông 

Trong văn hóa phương Đông, mâm ngũ quả chính là biểu tượng cho ngũ hành. Mỗi 1 loại quả mang 1 màu sắc tương ứng với 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Tùy theo từng vùng miền, địa phương mà có thể chọn các loại trái cây khác nhau. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo được các màu sắc tương ứng với ngũ hành. 

Không chỉ vậy, mâm ngũ quả còn là lễ tạ ơn thần linh, gia tiên đã phù hộ cho 1 năm mưa thuận gió hòa. Ngũ quả biểu trưng cho thành quả lao động mà con cháu muốn dâng kính lên bề trên. Đồng thời thể hiện đạo lý ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây & uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta từ bao đời nay.  

Nhiều người cho rằng, ngũ quả còn là ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh. 

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp có thể bạn chưa biết 

Người dân ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam đều rất coi trọng mâm ngũ quả ngày Tết. Tuy nhiên, mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt, tùy theo cách lựa chọn & sắp xếp các loại quả. Dưới đây là cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc – miền Trung & miền Nam: 

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Bắc 

Trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường có 1 số loại trái cây đặc trưng, trong đó chuối, bưởi & phật thủ là 3 cái tên không thể thiếu. Ngoài ra, tùy vào từng nơi mà các loại quả sẽ được thay đổi linh hoạt, có thể chọn cam, quýt, xoài, lê, hồng, đào,… 

Tiêu chí khi chọn trái cây để bày mâm ngũ quả là những loại quả này phải có hình dáng đẹp, hạn chế bị nứt hoặc trầy xước, đặc biệt phải có loại trái cây có số lượng nhiều như chuối, na để đại diện cho sự sinh sôi & phát triển. 

Cách bày mâm ngũ quả theo thứ tự: Chuối ở dưới cùng, bưởi chính giữa, xen kẽ xung quanh là phật thủ, cam, quýt, hồng, đào,…

Mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Bắc
Mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Bắc

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Trung 

Người miền Trung bày mâm ngũ quả khá đơn giản, họ không cầu kỳ như người miền Bắc. Bên cạnh các loại quả quen thuộc, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung sẽ có thêm dưa hấu & sung. 

Cách bày mâm ngũ quả cũng rất đơn giản, vẫn giữ nguyên tắc quả to ở dưới, quả nhỏ đan xen xung quanh. Cụ thể: chuối sẽ được đặt dưới cùng, giữa là dưa hấu, xung quanh sẽ có cam, xoài, dứa, mãng cầu, sung,… cùng 1 vài bông hoa cúc điểm thêm để tô sắc cho mâm ngũ quả ngày Tết.

Mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Trung
Mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Trung

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Nam 

So với miền Bắc & miền Trung, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam có sự khác biệt rõ nét. Trên mâm ngũ quả, người ta sẽ bày 5 loại quả là cầu – dừa – đủ – xài – sung, tương ứng với các loại quả: mãng cầu – dừa – đu đủ – xoài & sung. 

Nếu như 2 miền Bắc – Trung bày mâm ngũ quả theo nguyên tắc to ở dưới, nhỏ đan xen xung quanh thì người miền Nam lại bày mâm ngũ quả theo hình tháp, quả to & nặng ở dưới, quả nhẹ ở trên. 

Ngoài 5 loại quả trên, trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam còn có thêm dưa hấu hoặc trái dứa để thể hiện mong ước con cháu đầy nhà.

Mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Nam
Mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Nam

>>> Xem thêm: Phong Thủy Là Gì? Tổng Hợp Những Kiến Thức Phong Thủy Cơ Bản Cần Biết

Hy vọng những chia sẻ của vuanoithat.asia trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về mâm ngũ quả & cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người dân 3 miền Bắc – Trung – Nam. Nếu cần thêm thông tin hoặc vẫn còn 1 số thắc mắc cần giải đáp chi tiết, hãy nhấc máy & gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline phòng kinh doanh.

Đừng quên theo dõi & cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại Vua Nội Thất nhé!

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI VUANOITHAT

Vua nội thất việt nam

Vuanoithat - Vua nội thất cung cấp đa dạng mẫu mã đồ nội thất hiện đại cho phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ cho gia đình, khách sạn giá rẻ...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Da Công Nghiệp Là Gì? Tổng Hợp Những Điều Chưa Biết Về Da Công Nghiệp

Da công nghiệp là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các ngành công [...]

Kích thước bàn ăn dành cho 4 người ngồi

Việc lựa chọn một bộ bàn ăn vừa có vẻ đẹp thẩm mỹ mà vừa [...]

Kích thước bàn ăn 2 người đúng chuẩn

Mẫu bàn ăn 2 người đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt phù hợp [...]

Kích thước bàn ăn 8 người đúng chuẩn

Bàn ăn là một trong những thiết bị nội thất quan trọng trong phòng bếp, [...]

Hướng Dẫn Đóng Kệ Sách Treo Tường Siêu Đẹp Đơn Giản Và Nhanh Chóng

Kệ sách treo tường là giải pháp lý tưởng để tối ưu không gian, tạo [...]

Kích thước bàn ăn 10-12 người ngồi thông dụng hiện nay

Nếu bạn đang tìm một mẫu bàn ăn dành cho gia đình có thể phục [...]